Hỗ trợ 24/7 0986.86.2468
0 Sản phẩm Xem giỏ hàng

Công ty Hfs là nhà cung cấp các sản phẩm cho bar, nhà hàng, bếp chuyên nghiệp tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi giới thiệu một số kiến thức về bar và các đồ dùng không thể thiếu trong quầy bar.

I. Tìm hiểu về bar

1 Khái niệm bar

1.1 Khái quát chung:

Bar là một từ có nguồn gốc từ Bắc Mỹ cách đây trên 300 năm. Ban đầu bar gồm một tấm chắn được làm bằng gỗ đặc, chắc, được sử dụng để ngăn cách giữa người pha chế, người bán hàng bên trong với khách hàng bên ngoài.

Ngày nay, tấm chắn này vẫn còn tồn tại nhưng được cải tiến nhiều (gọi là quầy bar) và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: là nơi giao dịch giữa nhân viên pha chế và nhân viên phục vụ, giữa khách hàng và nhân viên. Khách hàng có thể đặt đồ uống trên mặt quầy...

1.2 Khái niệm bar:

Bar là một thuật ngữ trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng dùng để chỉ quầy uống, quầy rượu. Bar có thể là một bộ phận của khách sạn, nhà hàng song cũng có thể hoạt động độc lập.

2 Phân loại bar

2.1 Bar tiền sảnh

Là loại bar được đặt ở khu vực tiền sảnh, có chức năng chính là phục vụ trực tiếp các loại đồ uống cho khách hàng, các loại đồ uống có thể phục vụ ngay tại quầy bar hoặc là ở khu vực phục vụ (các bàn phục vụ được đặt xung quanh quầy bar)

2.2 Bar phục vụ

Là loại bar có chức năng chính là pha chế và cung ứng các loại đồ uống cho nhà hàng và phục vụ phòng khách sạn. Bar phục vụ không có khách đến uống trực tiếp mà đồ uống được khách đặt và được vận chuyển thông qua nhân viên phục vụ.

3 Chức năng, nhiệm vụ của bar

3.1 Chức năng của bar:

- Chức năng chính của bar là cung cấp và phục vụ tất cả các loại đồ uống cho khách hàng và thu lợi nhuận cho bar, NH, KS.

- Ngoài ra bar còn phục vụ các dịch vụ khác như: thể thao, đánh bạc, karaoke, khiêu vũ...

3.2 Nhiệm vụ của bar:

- Tổ chức nhân lực cho hoạt động của bar: Xây dựng mô hình cơ cấu nhân lực, phân công nhiệm vụ cho từng chức danh.

- Tổ chức cơ sở vật chất: bao gồm tất cả các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động pha chế, phục vụ khách, trang thiết bị dùng cho hoạt động quản lý...

- Phục vụ tất cả các loại đồ uống có cồn, không cồn cho khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về các loại đồ uống, đồng thời phục vụ các loại dịch vụ kèm theo và thu lợi nhuận cho bar, NH, KS

4 Quan hệ giữa bar với các bộ phận khác

4.1 Quan hệ với lễ tân

Trong nhiều khách sạn, lễ tân được coi là trung tâm vận hành các nghiệp vụ khách sạn trong đó có nghiệp vụ bar. Trong khách sạn lớn có thể có nhiều loại bar khác nhau phục vụ nhiều loại nhu cầu khác nhau. Tùy theo mô hình quản lý của KS, bộ phận lễ tân có nhiệm vụ tập hợp những nhu cầu của khách sau đó kết hợp với các bar đặc trưng để đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu đó.

4.2 Quan hệ với phục vụ bàn:

Bộ phận phục vụ bàn có nhiệm vụ phục vụ khách trong phòng ăn, đôi khi trong phòng nghỉ. Khi khách có nhu cầu về đồ uống, nhân viên phục vụ bàn có nhiệm vụ tập hợp nhu cầu của khách và kết hợp với bar để thỏa mãn nhu cầu đó.

4.3 Quan hệ với bộ phận phục vụ vui chơi giải trí

Bộ phận phục vụ vui chơi giải trí có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí theo nhu cầu của khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu về đồ uống, bộ phận phục vụ vui chơi giải trí kết hợp với bar để thỏa mãn nhu cầu của khách.

4.4 Quan hệ các bộ phận khác

- Quan hệ với kho

Kho có nhiệm vụ cung cấp các loại nguyên liệu cho việc pha chế và trang trí đồ uống, đôi khi cung cấp cả món ăn cho bar. Ngoài ra, kho còn cung cấp các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết cho bar.

- Quan hệ với phòng ăn, phòng tiệc

Tiệc thường được tổ chức nhân dịp đặc biệt và có thể tổ chức tại khu vực phục vụ của bar. Bar có nhiệm vụ phục vụ đồ uống theo yêu cầu đặc biệt là tiệc cocktail.

- Quan hệ với bộ phận phục vụ phòng

Khi khách lưu trú trong khách sạn có nhu cầu về đồ uống thì các loại đồ uống sẽ được chuẩn bị ở bar và sẽ được phục vụ bởi nhân viên phục vụ phòng.

4.5 Nhiệm vụ của các chức danh

- Nhiệm vụ của Quản lý bar

Quản lý bar là người có vai trò quan trọng nhất trong bar, có trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động trong bar bao gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động phục vụ, quản lý nhân sự trong bar, quan hệ khách hàng.

- Nhiệm vụ của trưởng bộ phận pha chế

+ Quản lý và giám sát nhân viên pha chế trong việc thực hiện kế hoạch làm việc, thực hiện các nội qui, qui định của quầy bar. Giám sát thái độ phục vụ của nhân viên pha chế.

+ Kiểm tra việc chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho pha chế.

+ Chào khách và giám sát sự  thoả mãn của khách với các dịch vụ trong bar.

+ Giám sát hoạt động pha chế: đong đo, trang trí trình bày đồ uống, đặc biệt là trang trí ly Cocktail.

+ Khi cần thiết phải giải quyết những phàn nàn của khách.

+ Tuỳ theo qui định của bar hoặc của nhà hàng, khách sạn, trưởng bộ phận pha chế có nhiệm vụ quản lý kho đồ uống và lập kế hoạch làm việc cho nhân viên trong bar.

- Nhiệm vụ của nhân viên pha chế

+ Có trách nhiệm giám sát các nhân viên phụ việc

+ Kiểm tra và thực hiện các công việc chuẩn bị pha chế: chuẩn bị cá nhân, phương tiện, dụng cụ, nguyên vật liệu...

+ Pha chế và phục vụ đồ uống theo yêu cầu của khách

+ Tuỳ theo qui định của bar hoặc của nhà hàng, khách sạn nhân viên pha chế có thể có nhiệm vụ thu tiền.

- Nhiệm vụ của trưởng tiếp tân

+ Giám sát nhân viên phục vụ việc thực hiện kế hoạch phục vụ, các nội qui, qui định của bar, NH, KS và thái độ phục vụ của nhân viên.

+ Kiểm tra công việc chuẩn bị phục vụ: chuẩn bị cá nhân, sắp xếp bàn ghế, trang trí bàn, kiểm tra vệ sinh khu vực phục vụ.

+ Chào mời khách và giám sát sự thoả mãn của khách với các dịch vụ trong bar.

+ Khi cần thiết phải giải quyết những phàn nàn của khách.

- Nhiệm vụ của nhân viên tiếp tân (nvpv)

+ Kiểm tra và thực hiện việc chuẩn bị bàn trước khi phục vụ.

+ Tiếp nhận yêu cầu của khách và thực hiện thanh toán hoá đơn.

+ Phục vụ các loại đồ uống cho khách ngồi tại khu vực phục vụ.

+ Kết hợp việc phục vụ đồ uống với việc thoả mãn các dịch vụ khác trong bar.

 - Nhiệm vụ của nhân viên phụ việc

Thực hiện các công việc trợ giúp cho nhân viên pha chế và nhân viên phục vụ như: dọn vệ sinh khu vực làm việc và vệ sinh dụng cụ, chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu...

Trang bị một bar

Tuỳ theo vị trí, qui mô và chức năng của bar mà phạm vi của bar được bố trí phù hợp. Các khu vực trong bar bao gồm:

- Khu vực tiền sảnh

- Khu vực pha chế

- Khu vực phục vụ

- Khu vực vệ sinh

- Khu vực vui chơi giải trí và các khu vực khác

Thông thường trong bar phải có hệ thống thông gió, hệ thống điện thoại, điện nước, trang âm, tốt và hiện đại. Bar phải được trang trí đẹp, hấp dẫn.

II.Trang thiết bị và dụng cụ trong bar

- Quầy bar

- Tủ trang trí

- Bàn pha chế

- Bàn phục vụ

- Tủ lạnh

- Một số máy móc chuyên dùng

- Bình lắc:

 

Là dụng cụ không thể thiếu đối với nhân viên pha chế khi pha chế cocktail. Thường có 2 loại bình lắc đều được làm bằng thép không rỉ:

Loại dung tích lớn: từ 1l đến 1.5 l

Loại trung bình: từ 0.5 l đến 1 l

Loại nhỏ: nhỏ hơn 0.5 l

- Ly trộn

         - Thìa

         - Dụng cụ lọc

         - Dụng cụ đong rượu

- Các dụng cụ khác: giá đựng rượu, ca đựng đá, kẹp gắp đá, dụng cụ mở nút chai, dụng cụ để rót, dao, thớt, bếp ga, nồi, ấm đun nước, dụng cụ vắt cam chanh, dụng cụ mài, đĩa, lọ đựng đường, muối, dụng cụ rót nhanh....(Bộ sản phẩm đầy đủ xin liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí)

Công ty HFS có cung cấp đầy đủ các sản phẩm trên hãy liên hệ để mua được sản phẩm với giá thành thấp hơn 25% trên thị trường và tiết kiệm đến 50% thời gian.

Liên hệ

Công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ khách sạn HFSC
Địa chỉ: Phòng 603B Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Holine: 0902.279.883
Phone: (04) 6270.1111
Fax: (04) 6270.2222
Website: http://hfs.com.vn

 

 

Điện thoại Hỗ trợ khách hàng: 0986.86.2468 - 0968.661.166      Tel: (04) 62 701 111      Fax: (04) 62 702 222

Tin tức » Trang thiết bị và dụng cụ không thể thiếu trong bar

Công ty Hfs là nhà cung cấp các sản phẩm cho bar, nhà hàng, bếp chuyên nghiệp tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi giới thiệu một số kiến thức về bar và các đồ dùng không thể thiếu trong quầy bar.

I. Tìm hiểu về bar

1 Khái niệm bar

1.1 Khái quát chung:

Bar là một từ có nguồn gốc từ Bắc Mỹ cách đây trên 300 năm. Ban đầu bar gồm một tấm chắn được làm bằng gỗ đặc, chắc, được sử dụng để ngăn cách giữa người pha chế, người bán hàng bên trong với khách hàng bên ngoài.

Ngày nay, tấm chắn này vẫn còn tồn tại nhưng được cải tiến nhiều (gọi là quầy bar) và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: là nơi giao dịch giữa nhân viên pha chế và nhân viên phục vụ, giữa khách hàng và nhân viên. Khách hàng có thể đặt đồ uống trên mặt quầy...

1.2 Khái niệm bar:

Bar là một thuật ngữ trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng dùng để chỉ quầy uống, quầy rượu. Bar có thể là một bộ phận của khách sạn, nhà hàng song cũng có thể hoạt động độc lập.

2 Phân loại bar

2.1 Bar tiền sảnh

Là loại bar được đặt ở khu vực tiền sảnh, có chức năng chính là phục vụ trực tiếp các loại đồ uống cho khách hàng, các loại đồ uống có thể phục vụ ngay tại quầy bar hoặc là ở khu vực phục vụ (các bàn phục vụ được đặt xung quanh quầy bar)

2.2 Bar phục vụ

Là loại bar có chức năng chính là pha chế và cung ứng các loại đồ uống cho nhà hàng và phục vụ phòng khách sạn. Bar phục vụ không có khách đến uống trực tiếp mà đồ uống được khách đặt và được vận chuyển thông qua nhân viên phục vụ.

3 Chức năng, nhiệm vụ của bar

3.1 Chức năng của bar:

- Chức năng chính của bar là cung cấp và phục vụ tất cả các loại đồ uống cho khách hàng và thu lợi nhuận cho bar, NH, KS.

- Ngoài ra bar còn phục vụ các dịch vụ khác như: thể thao, đánh bạc, karaoke, khiêu vũ...

3.2 Nhiệm vụ của bar:

- Tổ chức nhân lực cho hoạt động của bar: Xây dựng mô hình cơ cấu nhân lực, phân công nhiệm vụ cho từng chức danh.

- Tổ chức cơ sở vật chất: bao gồm tất cả các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động pha chế, phục vụ khách, trang thiết bị dùng cho hoạt động quản lý...

- Phục vụ tất cả các loại đồ uống có cồn, không cồn cho khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về các loại đồ uống, đồng thời phục vụ các loại dịch vụ kèm theo và thu lợi nhuận cho bar, NH, KS

4 Quan hệ giữa bar với các bộ phận khác

4.1 Quan hệ với lễ tân

Trong nhiều khách sạn, lễ tân được coi là trung tâm vận hành các nghiệp vụ khách sạn trong đó có nghiệp vụ bar. Trong khách sạn lớn có thể có nhiều loại bar khác nhau phục vụ nhiều loại nhu cầu khác nhau. Tùy theo mô hình quản lý của KS, bộ phận lễ tân có nhiệm vụ tập hợp những nhu cầu của khách sau đó kết hợp với các bar đặc trưng để đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu đó.

4.2 Quan hệ với phục vụ bàn:

Bộ phận phục vụ bàn có nhiệm vụ phục vụ khách trong phòng ăn, đôi khi trong phòng nghỉ. Khi khách có nhu cầu về đồ uống, nhân viên phục vụ bàn có nhiệm vụ tập hợp nhu cầu của khách và kết hợp với bar để thỏa mãn nhu cầu đó.

4.3 Quan hệ với bộ phận phục vụ vui chơi giải trí

Bộ phận phục vụ vui chơi giải trí có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí theo nhu cầu của khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu về đồ uống, bộ phận phục vụ vui chơi giải trí kết hợp với bar để thỏa mãn nhu cầu của khách.

4.4 Quan hệ các bộ phận khác

- Quan hệ với kho

Kho có nhiệm vụ cung cấp các loại nguyên liệu cho việc pha chế và trang trí đồ uống, đôi khi cung cấp cả món ăn cho bar. Ngoài ra, kho còn cung cấp các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết cho bar.

- Quan hệ với phòng ăn, phòng tiệc

Tiệc thường được tổ chức nhân dịp đặc biệt và có thể tổ chức tại khu vực phục vụ của bar. Bar có nhiệm vụ phục vụ đồ uống theo yêu cầu đặc biệt là tiệc cocktail.

- Quan hệ với bộ phận phục vụ phòng

Khi khách lưu trú trong khách sạn có nhu cầu về đồ uống thì các loại đồ uống sẽ được chuẩn bị ở bar và sẽ được phục vụ bởi nhân viên phục vụ phòng.

4.5 Nhiệm vụ của các chức danh

- Nhiệm vụ của Quản lý bar

Quản lý bar là người có vai trò quan trọng nhất trong bar, có trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động trong bar bao gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động phục vụ, quản lý nhân sự trong bar, quan hệ khách hàng.

- Nhiệm vụ của trưởng bộ phận pha chế

+ Quản lý và giám sát nhân viên pha chế trong việc thực hiện kế hoạch làm việc, thực hiện các nội qui, qui định của quầy bar. Giám sát thái độ phục vụ của nhân viên pha chế.

+ Kiểm tra việc chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho pha chế.

+ Chào khách và giám sát sự  thoả mãn của khách với các dịch vụ trong bar.

+ Giám sát hoạt động pha chế: đong đo, trang trí trình bày đồ uống, đặc biệt là trang trí ly Cocktail.

+ Khi cần thiết phải giải quyết những phàn nàn của khách.

+ Tuỳ theo qui định của bar hoặc của nhà hàng, khách sạn, trưởng bộ phận pha chế có nhiệm vụ quản lý kho đồ uống và lập kế hoạch làm việc cho nhân viên trong bar.

- Nhiệm vụ của nhân viên pha chế

+ Có trách nhiệm giám sát các nhân viên phụ việc

+ Kiểm tra và thực hiện các công việc chuẩn bị pha chế: chuẩn bị cá nhân, phương tiện, dụng cụ, nguyên vật liệu...

+ Pha chế và phục vụ đồ uống theo yêu cầu của khách

+ Tuỳ theo qui định của bar hoặc của nhà hàng, khách sạn nhân viên pha chế có thể có nhiệm vụ thu tiền.

- Nhiệm vụ của trưởng tiếp tân

+ Giám sát nhân viên phục vụ việc thực hiện kế hoạch phục vụ, các nội qui, qui định của bar, NH, KS và thái độ phục vụ của nhân viên.

+ Kiểm tra công việc chuẩn bị phục vụ: chuẩn bị cá nhân, sắp xếp bàn ghế, trang trí bàn, kiểm tra vệ sinh khu vực phục vụ.

+ Chào mời khách và giám sát sự thoả mãn của khách với các dịch vụ trong bar.

+ Khi cần thiết phải giải quyết những phàn nàn của khách.

- Nhiệm vụ của nhân viên tiếp tân (nvpv)

+ Kiểm tra và thực hiện việc chuẩn bị bàn trước khi phục vụ.

+ Tiếp nhận yêu cầu của khách và thực hiện thanh toán hoá đơn.

+ Phục vụ các loại đồ uống cho khách ngồi tại khu vực phục vụ.

+ Kết hợp việc phục vụ đồ uống với việc thoả mãn các dịch vụ khác trong bar.

 - Nhiệm vụ của nhân viên phụ việc

Thực hiện các công việc trợ giúp cho nhân viên pha chế và nhân viên phục vụ như: dọn vệ sinh khu vực làm việc và vệ sinh dụng cụ, chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu...

Trang bị một bar

Tuỳ theo vị trí, qui mô và chức năng của bar mà phạm vi của bar được bố trí phù hợp. Các khu vực trong bar bao gồm:

- Khu vực tiền sảnh

- Khu vực pha chế

- Khu vực phục vụ

- Khu vực vệ sinh

- Khu vực vui chơi giải trí và các khu vực khác

Thông thường trong bar phải có hệ thống thông gió, hệ thống điện thoại, điện nước, trang âm, tốt và hiện đại. Bar phải được trang trí đẹp, hấp dẫn.

II.Trang thiết bị và dụng cụ trong bar

- Quầy bar

- Tủ trang trí

- Bàn pha chế

- Bàn phục vụ

- Tủ lạnh

- Một số máy móc chuyên dùng

- Bình lắc:

 

Là dụng cụ không thể thiếu đối với nhân viên pha chế khi pha chế cocktail. Thường có 2 loại bình lắc đều được làm bằng thép không rỉ:

Loại dung tích lớn: từ 1l đến 1.5 l

Loại trung bình: từ 0.5 l đến 1 l

Loại nhỏ: nhỏ hơn 0.5 l

- Ly trộn

         - Thìa

         - Dụng cụ lọc

         - Dụng cụ đong rượu

- Các dụng cụ khác: giá đựng rượu, ca đựng đá, kẹp gắp đá, dụng cụ mở nút chai, dụng cụ để rót, dao, thớt, bếp ga, nồi, ấm đun nước, dụng cụ vắt cam chanh, dụng cụ mài, đĩa, lọ đựng đường, muối, dụng cụ rót nhanh....(Bộ sản phẩm đầy đủ xin liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí)

Công ty HFS có cung cấp đầy đủ các sản phẩm trên hãy liên hệ để mua được sản phẩm với giá thành thấp hơn 25% trên thị trường và tiết kiệm đến 50% thời gian.

Liên hệ

Công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ khách sạn HFSC
Địa chỉ: Phòng 603B Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Holine: 0902.279.883
Phone: (04) 6270.1111
Fax: (04) 6270.2222